Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012
CÁ LỘI, ĐÚNG HAY SAI?
Suối Ba Hồ trong veo, và nhiều cá. Trong ảnh không phải là hồ tại Suối Ba Hồ mà là một con sông nhỏ được hình thành từ dòng chảy các hồ 1,2,3. Các cháu đã tranh thủ thời gian ngay khi vừa tới điểm xuất phát vào hồ, chụp hình cá lội (chú thích trong ảnh).
Tuy nhiên có bạn phản ứng, rằng viết cá lội là sai, mà là cá bơi mới đúng. Theo bạn, viết cá lội là đúng hay sai?
Từ điển tiếng Việt của tác giả Minh Tâm, Thanh Nghi, Xuân Lâm (1998), ghi:
Bơi: Lấy tay chân đạp trong nước đưa mình đi, lội chỗ nước sâu.
Lội: Đi qua chỗ nước cạn
Như vậy lội dùng trong trường hợp nước cạn, trong khi bơi còn bao hàm lội chỗ nước sâu.
Bơi lội là một từ ghép đẳng lập.
Nước suối chảy xuống tạo thành con sông nhỏ nhắn, trong veo vẻo, nhìn xuống ta thấy rõ từng đàn cá nhởn nhơ. Nếu nước sâu làm sao thấy cá để chụp hình.
Nhân tiện tôi xin trích đăng những câu có từ Cá mở đầu trong "Từ điển Thành Ngữ Tục Ngữ Ca Dao Việt Nam" của tác giả Việt Chương xuất bản năm 2003 như sau:
Cá ao ai vào ao ta, ta được
Cá biển chim ngàn
Cá buồn cá lội thung thăng
Người buồn người biết đãi đằng cùng ai
Phương Đông chưa rạng sao mai
Đồng hồ chưa cạn biết ai bạn cùng
Cá cả, lợn lớn
Cá chẳng ăn mồi câu khó quặc
Cá chậu, chim lồng
Cá chuối đắm đuối vì con
Cá đã cắn câu
Cá đầu, cau cuối
Cá đối bằng đầu
Cá hóa long
Cá kể đầu, rau kể mớ
cá khô gặp nước
Cá không ăn câu chê rằng con cá dại
Cá mắc câu rồi lại nói tại cá tham ăn
Cá không ăn muối cá thối
Người không ăn lời người hư
Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư
Cá lẹp mà kẹp rau mương
Ông ăn lớn miếng bà trường mắt lên
Cá lên khỏi nước cá khô
Làm thân con gái lõa lồ ai khen
Cá lên trên thớt hết nhớt con cá khô
Gặp gái không ghẹo trai khờ gái chê
Cá lội trong thung cá vùng cá vẫy
Chuột kia mắc bẫy bởi ống tre khô
Em nghe anh có vợ bé nơi mô
Núi sơn lâm em phá thành hồ anh coi
Cá lớn nuốt cá bé
Cá Lý Ngư sầu tư biếng lội
Chim trong rừng sầu cội biếng ăn
Anh thương em nhiều nỗi long đong
Con thơ tay bế tay bồng
Muốn vô chắp nối em bằng lòng hay không?
Cá mè một lứa
Cá nằm trốc thớt
(Cá nằm trên thớt)
Cá nước duyên ưa
Cá rô ăn móng trong bùn
Biết đâu nhân hậu chỉ dùm cho em
Cá sầu ai cá chẳng quạt đuôi
Như lan sầu huệ như tôi sầu mình
Cá sống vì nước
Cá thia quen chậu, chồn đèn quen hang
Cá trê chui ống
Mời các bạn nghe hai bài dân ca có CÁ LỘI
Ca khúc: Hoa thơm bướm lượn (Thanh Mai)
Trong ca dao, tục ngữ, thơ ca và âm nhạc, hình ảnh cá lội luôn đẹp và sinh động. Cho rằng cá không thể lội, cá chỉ bơi thì tôi thua.
NGUYỄN HỮU HIỆP
Tuy nhiên có bạn phản ứng, rằng viết cá lội là sai, mà là cá bơi mới đúng. Theo bạn, viết cá lội là đúng hay sai?
Từ điển tiếng Việt của tác giả Minh Tâm, Thanh Nghi, Xuân Lâm (1998), ghi:
Bơi: Lấy tay chân đạp trong nước đưa mình đi, lội chỗ nước sâu.
Lội: Đi qua chỗ nước cạn
Như vậy lội dùng trong trường hợp nước cạn, trong khi bơi còn bao hàm lội chỗ nước sâu.
Bơi lội là một từ ghép đẳng lập.
Nước suối chảy xuống tạo thành con sông nhỏ nhắn, trong veo vẻo, nhìn xuống ta thấy rõ từng đàn cá nhởn nhơ. Nếu nước sâu làm sao thấy cá để chụp hình.
Nhân tiện tôi xin trích đăng những câu có từ Cá mở đầu trong "Từ điển Thành Ngữ Tục Ngữ Ca Dao Việt Nam" của tác giả Việt Chương xuất bản năm 2003 như sau:
Cá ao ai vào ao ta, ta được
Cá biển chim ngàn
Cá buồn cá lội thung thăng
Người buồn người biết đãi đằng cùng ai
Phương Đông chưa rạng sao mai
Đồng hồ chưa cạn biết ai bạn cùng
Cá cả, lợn lớn
Cá chẳng ăn mồi câu khó quặc
Cá chậu, chim lồng
Cá chuối đắm đuối vì con
Cá đã cắn câu
Cá đầu, cau cuối
Cá đối bằng đầu
Cá hóa long
Cá kể đầu, rau kể mớ
cá khô gặp nước
Cá không ăn câu chê rằng con cá dại
Cá mắc câu rồi lại nói tại cá tham ăn
Cá không ăn muối cá thối
Người không ăn lời người hư
Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư
Cá lẹp mà kẹp rau mương
Ông ăn lớn miếng bà trường mắt lên
Cá lên khỏi nước cá khô
Làm thân con gái lõa lồ ai khen
Cá lên trên thớt hết nhớt con cá khô
Gặp gái không ghẹo trai khờ gái chê
Cá lội trong thung cá vùng cá vẫy
Chuột kia mắc bẫy bởi ống tre khô
Em nghe anh có vợ bé nơi mô
Núi sơn lâm em phá thành hồ anh coi
Cá lớn nuốt cá bé
Cá Lý Ngư sầu tư biếng lội
Chim trong rừng sầu cội biếng ăn
Anh thương em nhiều nỗi long đong
Con thơ tay bế tay bồng
Muốn vô chắp nối em bằng lòng hay không?
Cá mè một lứa
Cá nằm trốc thớt
(Cá nằm trên thớt)
Cá nước duyên ưa
Cá rô ăn móng trong bùn
Biết đâu nhân hậu chỉ dùm cho em
Cá sầu ai cá chẳng quạt đuôi
Như lan sầu huệ như tôi sầu mình
Cá sống vì nước
Cá thia quen chậu, chồn đèn quen hang
Cá trê chui ống
Mời các bạn nghe hai bài dân ca có CÁ LỘI
Ca khúc: Cá lội đồng xanh(NSUT Bích Liên)
Trong ca dao, tục ngữ, thơ ca và âm nhạc, hình ảnh cá lội luôn đẹp và sinh động. Cho rằng cá không thể lội, cá chỉ bơi thì tôi thua.
NGUYỄN HỮU HIỆP
Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012
DÃ NGOẠI SUỐI BA HỒ (Phần 3)
DÃ NGOẠI SUỐI BA HỒ
(phần 3)
(phần 3)
Chúng tôi bắt đầu cuộc đi bộ vào "rừng". Con đường hẹp chừng 4 m, hai bên là cây lá chằng chịt. Vào một đoạn, phía tay phải là dòng chảy lèn qua những tảng đá to nhỏ trước mặt bạn, bạn có thể đi ngược dòng chảy để lên nguồn, một vài khách du lịch đang tắm ở đó. Thành viên trong đoàn chúng tôi có cả trẻ nhỏ nên chọn con đường đất để tiến vào. Đình Kha và Văn Hiệp xung phong mang thùng xốp bên trong đựng cục đá to tướng khệ nệ suốt 1 km đường lổm chổm đá, mồ hôi nhễ nhại, mà không ngớt cười toe toét. Hữu Thắng tuy là Chi cục phó, nhưng chuyến đi này với vai trò là rể quý của Trạm, nên tỏ ra hăng hái không kém, bê nguyên một chồng bánh kem, sau lưng có người đẹp Cẩm Lệ bảo vệ.
Sánh đôi vào rừng |
Sư phụ....!!! |
Chưa đến Suối Ba Hồ lần nào nhưng gồng gánh kiểu tây du này tôi nghĩ thế nào Suối cũng đẹp y như chốn bồng lai, càng vất vả, càng trầy da, xước thịt, và bị yêu quái (rắn, rít...) tấn công nữa mới đúng là đi bộ vào rừng như tấm bảng ghi được treo cao trên cây mà ít ai để ý. Lộ trình ngó vậy mà yên bình chẳng có trận chiến nào cả. Nỗi lo quên mang theo bông băng cũng tan biến.
Hết đoạn đường đất, chúng tôi được nhận ngay hơi mát của suối, đá và cây rừng. Tiếng gầm của thác len theo dòng, trườn qua đá, mạnh mẽ, vồn vả rồi nhẹ nhàng, rúc rích như thể giận hờn, rồi thương nhớ. Càng tiến lên, bạn càng phải leo, phải tuột, phải lòn qua bao nhiêu cây rừng, đá to, đá nhỏ nằm phơi mình đủ kiểu. Quang cảnh hùng vĩ mà chan chứa mộng mơ khiến thơ cũng xáo trộn đôi lần:
Lên nguồn ngắm Suối Ba Hồ Ô hay đá cũng tương tư đợi chờ! Cành xanh trĩu xuống mộng mơ Hai tay ta hái hồn thơ nhân tình Hữu Hiệp |
Mái đá Suối Ba Hồ |
Dìu nhau qua suối |
MỪNG SINH NHẬT REO CÙNG SUỐI
Đoàn chọn ngay một địa điểm rộng, thoáng, ngồi đây có thể phóng tầm mắt nhìn suối chảy, nghe gió ru, và quan sát các cháu nhỏ vui đùa. Tuấn mang theo một tấm bạt rộng trải ra, thức ăn, nước uống, bánh sinh nhật lần lượt bày ra. Vài anh em không cần chờ đợi, khách khí, cầm ngay mấy cái đùi gà thưởng thức tại chỗ một cách ngon lành. Các nắp lon bia Tiger được bật lên bụp bụp, xả láng uống, xả láng cười. Cái mệt tiêu biến hết.
Sau lời giới thiệu mở đầu của MC Khánh, chín anh chị em có mặt trong chuyến đi cùng lúc nhận quà sinh nhật là: anh hai Hùng, anh Việt, chị Liễu, Văn Hiệp, Lê Trương, Thanh, Tuấn, Trung, Xuân Bình. Những chiếc bánh kem xinh xắn được đặt tại Nha Trang mang theo, bây giờ nó không chỉ là chiếc bánh giản đơn mà là chiếc bánh lung linh tấm lòng yêu thương quý mến của cả đoàn.
Sau lời giới thiệu mở đầu của MC Khánh, chín anh chị em có mặt trong chuyến đi cùng lúc nhận quà sinh nhật là: anh hai Hùng, anh Việt, chị Liễu, Văn Hiệp, Lê Trương, Thanh, Tuấn, Trung, Xuân Bình. Những chiếc bánh kem xinh xắn được đặt tại Nha Trang mang theo, bây giờ nó không chỉ là chiếc bánh giản đơn mà là chiếc bánh lung linh tấm lòng yêu thương quý mến của cả đoàn.
Thế rồi cả đoàn cùng hát, Kha đệm Guitar, suối tuôn rào rào như âm thanh một nhạc cụ do thần tiên điều khiển sôi động vang khắp mây trời..
Khánh tiếp tục độc tấu harmonica bài Hạ trắng của Trịnh Công Sơn. Nắng vấn vương len qua từng khe hở trên cành lá xuống nghe.
Sau giờ ca hát, ai thích tắm hồ thì tắm, ai thích chơi bài thì chơi, ai muốn tiếp tục nhậu thì nhậu...Một người đến quét lá rơi và bụi bặm trên tảng đá to, tôi nghĩ người ấy chuẩn bị chỗ cho đoàn của họ đến, nhưng chờ mãi không thấy, hóa ra là dọn sạch chỗ cho khách du lịch đến nghỉ ngơi, vui chơi. Chính vì vậy mà khi đến Suối Ba Hồ, không gian thoáng đãng, sạch mát đã xóa hết những mô tả thực hư ám ảnh chúng tôi trước và trong suốt hành trình. Nắng càng lên cao, khách đên càng nhiều. Du khách nước ngoài tắm suối khá đông. Một số thanh niên thả lưới bắt cá. Hồ nước trong, cá cũng nhiều, vài em bé nhanh trí bỏ chút bánh nì trong bao ni lông, cá nhanh chóng chui vào, mắc kẹt. Cá quẩy đuôi, loanh quanh muốn ra, các em lại thả cá xuống suối hồ cho cá được tự do.
Vì sao gọi là Ba Hồ? Có phải nơi đây có 3 cái hồ? Tôi quyết thấy cho được 3 cái hồ như thế nào, nên theo dấu vạch mũi tên đỏ kẻ trên những vách đá mà đi.
Men theo triền đá lên cao, có dòng chữ đỏ "Cấm nhảy hồ" nhưng chẳng thấy ai ở đây lập biên bản vi phạm xử phạt nên không thể ngăn được du khách thích cảm giác mạnh. Những chàng trai trẻ nước ngoài hào hứng lên trên mỏm đá lao người xuống hồ, không chỉ một mà nhiều lần. Rể Vương trong đoàn cũng không thua kém gì, hú lên một tiếng, giang tay, tung người phóng xuống...
Nước hồ 1 trong veo, cát, đá, sỏi, cá lội thấy rõ như gương soi, dòng thác đổ mạnh từ những dòng suối nhỏ ngoằn ngoèo liên tục xuống hồ, hồ cứ thế đón nhận mời gọi mọi người đến vùng vẫy thỏa thích, trên cao nhìn xuống, tôi bất chợt gặp một đôi bạn trẻ đang dầm mình dưới hồ hôn nhau sau vách đá.
Sau giờ ca hát, ai thích tắm hồ thì tắm, ai thích chơi bài thì chơi, ai muốn tiếp tục nhậu thì nhậu...Một người đến quét lá rơi và bụi bặm trên tảng đá to, tôi nghĩ người ấy chuẩn bị chỗ cho đoàn của họ đến, nhưng chờ mãi không thấy, hóa ra là dọn sạch chỗ cho khách du lịch đến nghỉ ngơi, vui chơi. Chính vì vậy mà khi đến Suối Ba Hồ, không gian thoáng đãng, sạch mát đã xóa hết những mô tả thực hư ám ảnh chúng tôi trước và trong suốt hành trình. Nắng càng lên cao, khách đên càng nhiều. Du khách nước ngoài tắm suối khá đông. Một số thanh niên thả lưới bắt cá. Hồ nước trong, cá cũng nhiều, vài em bé nhanh trí bỏ chút bánh nì trong bao ni lông, cá nhanh chóng chui vào, mắc kẹt. Cá quẩy đuôi, loanh quanh muốn ra, các em lại thả cá xuống suối hồ cho cá được tự do.
Vì sao gọi là Ba Hồ? Có phải nơi đây có 3 cái hồ? Tôi quyết thấy cho được 3 cái hồ như thế nào, nên theo dấu vạch mũi tên đỏ kẻ trên những vách đá mà đi.
Hàng chữ ghi rõ "Cấm nhảy hồ" |
Rể Vương đang tung người xuống hồ |
Hồ 1 (nhìn từ trên xuống) |
Hồ 2 gần hồ 1. Chỉ cần leo qua vài mô đá gồ ghề, khúc khuỷu bạn thấy ngay. Hai thác nước từ hồ 3 tràn về. Cảnh đẹp, mát, kín đáo và trầm tư. Hồ 2 không ai tắm cả, một vài người đi qua không thèm dừng lại. Không biết dòng nước len ngả nào để xuống hồ 1, chỉ thấy đầy sinh vật phù du, sự tĩnh lặng và màu xanh đục rờn rợn của hồ, có thể dưới đó lắm rêu.
Hồ 2 |
Thân cây chạm khắc chằng chịt và lối lên hồ 3 |
Trở lại hồ 1, thành viên trong đoàn vẫn đang tắm, đang chơi bài, cũng có thành viên đang nhìn mây trời xa xăm...Khoảng 14 giờ, tiếng sấm văng vẳng báo hiệu cơn mưa. Sếp Hàn thống nhất 15 giờ. Tôi lo lắng, nếu cơn mưa thình lình trút xuống, nước suối đổ về ào ạt, biết né chỗ nào. Nghe đâu mùa mưa, nước suối ngập hết đá, không còn là ba hồ nữa mà là một biển nước mênh mông, cuồn cuộn. Suối Ba Hồ thần tiên, hiền dịu mà có lúc hung hãn đến thế.
Đúng 15 giờ, đoàn quay lại xe. Cả đoàn chụp chung một tấm hình lưu niệm. Chiều dịu nắng, những nụ cười mang theo nay trở về vẫn tươi như hoa.
Một ngày vui chốn Ba Hồ Một đời không cạn, không khô tình người |
Nguyễn Hữu Hiệp
Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012
DÃ NGOẠI SUỐI BA HỒ (Phần 2)
DÃ NGOẠI SUỐI BA HỒ
(Phần 2)
8 giờ 30 phút xe đến nơi.
Giá vé cho mỗi người vào cổng là 10.000 đồng.
Vắng quá!
Hôm nay là ngày cuối tuần mà sao chỉ thấy vài người và cô chủ hàng nước giải khát. Từ cổng vào, trên gồ đất cao cao có ba cái nhà, tường gạch, mái tranh trống vắng hoang liêu, kiểu xây tân không ra tân, cổ không ra cổ, nên tôi chẳng biết gọi đó là nhà gì cho hợp lý(có bạn gọi là nhà tạm, tôi gọi đại là nhà rông vậy). Nhích tới một chút, bạn sẽ thấy một căn nhà khá đẹp, vòng quanh phía dưới là dòng suối nhân tạo không chỉ vì thẩm mỹ mà còn hàm ý phong thủy, tiếc là không có giọt nước nào, khiến tôi cảm thương cho thân phận hòn đá sinh thời đâu phải đã vô duyên!
Mái tranh cũng khiến xiêu lòng Hình như mang cả mênh mông nỗi niềm |
Vi vu phong thủy hữu tình Nước đâu để đá buồn tênh giữa trời? |
Dãy nhà lợp tranh rộng thoáng |
Trên cầu ngắm cảnh Ba Hồ |
Con gái của Tuyết Nhung bên dòng sông trong xanh và hàng cây đang dầm mình tỏa mát |
Với dòng thác hùng vĩ suốt ngày đêm tuôn chảy, cùng với môi trường sinh thái tự nhiên đầy quyến rũ mà đất trời đã ban tặng cho nơi đây. Suối ba Hồ điểm du lịch hấp dẫn, làm hài lòng quý khách đến tham quan"(Trích từ Trung tâm quản lý di tích danh lam thắng cảnh Khánh Hòa - 2004)
Một tấm bảng ghi rõ hàng chữ: "Quý khách sẵn sàng cho cuộc đi bộ vào rừng chưa. Nào hãy bắt đầu!" treo trên cây ngay ngõ vào rừng. Điều đó cho thấy phải đi nữa mới tới hồ. Hồ to hay nhỏ, hồ tròn hay méo? Tôi không thể hình dung ra, chỉ liên tưởng Ba Hồ tức là có ba cái hồ, mà đã gọi là hồ thì nơi đó phải là vũng nước rộng và sâu( sạch hay dơ không nằm trong định nghĩa của hồ), nhưng chắc chắn là hồ sạch, chứ hồ dơ như cái hồ đã đề cập gặp trên đường vào thì... xỉu hết cả xe!
Như đã phân công, thành viên nào cũng tay xách nách mang, bánh, bún, xôi, bia, thịt, đàn...nặng nhất là thùng nước đá to tướng, phải chia ra làm hai. Kha và Hiệp khệ nệ bưng thùng xốp bên trong một cục nước đá bự sư. Sếp Hàn và rể Vương gánh cục nước đá to tướng đựng trong một bịch ni lông. Chỉ có cháu Gia Khang, 3 tuổi, bé nhất đoàn được miễn mang đồ đạc.
Bắt đầu đoạn đường đi bộ vào rừng Khám phá Suối Ba Hồ |
Nguyễn Hữu Hiệp
(còn tiếp)
(còn tiếp)
Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012
DÃ NGOẠI SUỐI BA HỒ (Phần 1)
DÃ NGOẠI SUỐI BA HỒ
(phần 1)
(phần 1)
Từng tổ chức tham quan dã ngoại cho anh chị em trong cơ quan, nên lần này Trạm Thú y Nha Trang lại bừng bừng khí thế vạch ra một chuyến dã ngoại, và đặc biệt là mở rộng thành phần gồm cả dâu rể con cái. Sếp Phạm Thúc Hàn, vốn đọc nhiều sách thánh hiền, am hiểu lịch sử, mê chiến lược dụng binh dụng người của tiền nhân để xây dựng sơn hà, nên đưa ra ý tưởng dã ngoại vui chơi, xả xì trét, đoàn kết yêu thương. Ý tưởng của sếp đã làm anh chị em bất ngờ, và từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, anh chị em hào hứng bội phận dốc lực hoàn thành nhiệm vụ tiêm phòng đợt 1/2012, tự phân công nhau mỗi người mỗi việc kể cả dâu rể con cái hai bên nội ngoại. Chuyến dã ngoại đến Suối Ba Hồ lần này gồm 35 thành viên được dịp giao lưu biết mặt nhau để ra đường chào nhau bà con!
Chuyến đi được sếp phân công chu đáo:
-Bánh kem để chúc mừng sinh nhật : Lê Trương, Nguyễn Ngọc Tuấn, Nguyễn Thọ Trung, Lê Thị Tuyết Nhung, Lê Thị Thu Liễu, Đặng Xuân Bình, Đặng Ngọc Thanh, Huỳnh Tấn Việt, Hoàng Văn Khoa, Nguyễn Khải Minh, Đào Phương Toại, Nguyễn Vinh.
-Liễu(bánh kem), Ngoan(thịt vịt quay), Bình(xôi), Kha(thịt heo quay), Lệ(bánh hỏi, bánh mì), Đại (bia, nước ngọt), Trung(nước đá), Hòa(chén, ly, đĩa, đũa), Nhung(rau sống, trái cây, gia vị), Tuấn(dao, thớt, bạt), Kha (đàn guitar), Khánh(kèn harmoniaca), Hiệp(đàn guitar),Toàn(thuê xe).
Nước đá vừa được Trung chở tới Sếp Thúc Hàn đang điểm danh |
7 giờ 30 phút thứ bảy, 12/5/2012, xe xuất phát từ Trạm thú y Nha Trang, đáng lẽ đi dã ngoại thì phải đi bằng xe đạp mới đúng nghĩa, nhưng xe đạp nhà nào cũng hiếm, để dành cho con đi học, nên Trạm bàn phương án đi xe máy, có thành viên nam kỹ tính, bàn sợ vui quá, xỉn, để vợ con chở mình không đành lòng, nên đề nghị thuê xe ô tô. Ý kiến được tán thành phát một, vì an toàn cho vợ con là trên hết!
Nằm trên địa phận Huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, Suối Ba Hồ từ lâu đã có tiếng là nơi dã ngoại lý tưởng, khung cảnh thiên nhiên đẹp, vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng, thu hút rất nhiều khách du lịch...Mặc dù có thành viên đã từng đến Suối Ba Hồ nhưng mỗi chuyến đi có một niềm vui và kỷ niệm khác nhau, nên hấu hết hưởng ứng. Thành viên nào chưa biết thì tha hồ tưởng tượng, Ba Hồ là 3 cái hồ, có bạn nói nửa đùa nửa thật, rằng chỉ có 2 hồ. Hồ to hay nhỏ, sạch hay dơ? Có nhiều người tới Ba Hồ không? Sau khi rẽ trái từ đường quốc lộ, xe chạy trên con đường đất nhỏ, tất nhiên chuyến xe không thể tránh được bụi và đôi chỗ gập ghềnh. Chạy được một đoạn khá xa trong đường làng, tôi thấy một cái hồ thực sự đầu tiên, một cái hồ khá rộng và dài, nước xanh đen và nhiều nơi trên mặt hồ ngập ngụa lá, hai bên bờ um tùm cây cỏ, tôi có cảm giác đang tiến vào vùng âm u đầy muỗi và thiếu Oxy. Ớn lạnh hơn khi nghe một thành viên giới thiệu tỉnh bơ: "Đây là cái hồ đầu tiên, còn hai cái nữa, tôi nói rồi Ba Hồ có gì đâu mà đi!"
Ai nói gì thì nói, bác Tài cứ im lặng, lái xe tà tà hướng tới đích, chẳng có đoạn đường nào rộng cả, hết đoạn vắng, tôi cố quan sát đoạn đường có nhà cửa, hai bên chưa có một biệt thự cao sang nào để chiêm ngưỡng, cũng chưa thấy một nhà vườn nào để tán dương, Do đường hẹp nên khi xe chạy vào, người hai bên đường cũng cẩn thận nép vào, nhìn để tránh xe.
Một con sông nhỏ khác hiện ra, sông khá trong , khá sạch , gọi là hồ cũng được vì tuy là sông nhưng nhỏ hẹp và không có vẻ dài. Lần này chính tôi giới thiệu trước:"Đây là cái hồ thứ hai, còn một cái nữa thôi, cái hồ thứ 3 là tới đích."Vậy mà cũng có thành viên trong đoàn phản ứng :"Làm gì có cái hồ thứ ba, chỉ có hai cái hồ thôi. Hết rồi!"
Con sông nhỏ dưới chiếc cầu mang dáng dấp khá xưa ấy nằm yên ắng bên cái chợ làng chắc chẳng bao giờ nghe chuyện người mặc cả. Rau quả còn được bày trên cả hành lang cầu để bán, dường như ở đây cảnh sát không cần phải ra tay, nhân viên trật tự đô thị không màng đến dọn dẹp, người ta vẫn vui vẻ, cười nói, bán buôn thả cửa. Dễ gì gặp được hình ảnh ấy tại thành phố, thị trấn nhộn nhịp ồn ào thời @ này!
Xe tiếp tục chạy vào xóm nhỏ ngoằn ngoèo, nghĩa là Ba Hồ vẫn còn bí ẩn. Không biết các thành viên trong đoàn nghĩ gì, riêng tôi, thì nôn nao muốn biết còn cái hồ nào không?
Đường vào Suối Ba Hồ |
Đường vào Suối Ba Hồ Có chiếc cầu làm chợ Bình yên bên sông nhỏ Mặc chuyện đời đôi co |
Nguyễn Hữu Hiệp
(còn tiếp)
(còn tiếp)
Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012
Cảm nhận về CHUYẾN THAM QUAN ĐÀ LẠT
Cảm nhận về
CHUYẾN THAM QUAN ĐÀ LẠT
Chuyến du lịch Đà Lạt tuy chỉ có hai ngày cả đi và về. Địa điểm tham quan thay đổi vì thời tiết chuyển mưa (hình như Đà Lạt vốn như thế, khách đến là mưa!). Trước đây, một lần tôi đã đến Đà Lạt, mùa hè, vậy mà đang nắng thành mưa, lạnh hơn cả bây giờ, nên bạn nào cũng đổ xô ra chợ rao mua áo ấm. Gọi là chợ rao vì bạn sẽ thấy người bán áo liên tục rao giá 15,15,15…, nơi khác 25,25,25…50,50,50. Từng đống áo quần bày bán ngoài trời trên một lề đường chợ Đà Lạt, mưa, họ che lại bằng tấm nilon, giảm cơn mưa lại rao tiếp cho khách biết giá tha hồ chọn lựa. Chị em nói là giá rẻ rất nhiều so với Nha Trang, chứ mình thì không rành mua sắm nên hể giá cao là nghĩ vải tốt, tiền nào của nấy, bị lừa hoài mà không học được kinh nghiệm gì trọi!
Đà Lạt mưa, lần tôi đi với các bạn học Huế, họ đổ tại người Huế đi đâu cũng mang theo mưa, nên mùa hè mà Đà Lạt mưa suốt cho đến khi đoàn Huế trở về. Còn bây giờ đoàn Nha Trang đi, đang nắng đẹp, vậy mà chiều mưa trút xuống chơi, nghe điện thoại từ Đà Lạt báo về, khi đoàn rời qua bên đèo Sông Pha là Đà Lạt lại vắng hạt mưa rơi. Hình như Đà Lạt ưa chọc ghẹo lữ khách, như trai gái trêu đùa, tán tỉnh. Chắc là vậy, mưa mới có nhiều kỷ niệm, mưa mới khó quên, mưa mới làm cho mình gần nhau hơn, che ké một chiếc dù, sao không gần? núp một chỗ trú mưa, sao không gần? Để rồi khi trở về xao xuyến “thành phố buồn lắm tơ vương, cơn gió chiều lạnh buốt tâm hồn…”
Phải nói chuyến đi ngắn nhưng vui dài vì ngay từ trên xe Gíám đốc trẻ tuổi Hồ Võ Phú Trường trực tiếp làm hướng dẫn viên du lịch, liến thoắng, hài hước, một MC pro, Trường rất dày dặn kinh nghiệm, không để một khoảng thời gian nào trống vắng im lặng (trừ lúc về, do đường xấu hành hạ chị em xây xẩm mặt mày), Trường có giọng hát hay, và hát bất kỳ bài gì đoàn yêu cầu. Bên Trường còn có HDV Nguyễn Hảo Vũ chuyên hát nhạc hài, kể chuyện hóm hỉnh. Ngay cả anh Trường, lái xe (cùng tên với giám đốc) cũng hát hò khí thế. Đặc biệt, dù bạn cố ép, anhTrường vẫn từ chối rượu, bia.
Vào nhà hàng, đoàn vẫn được hai HDV du lịch quan tâm chu đáo, lo từng mỗi món thức ăn. Luôn thấy ở họ nụ cười rất tươi.
Đêm tại khách sạn Phố Núi, nhạc sĩ Đình Nghĩ, trưởng đoàn Ca múa nhạc Tỉnh Lâm Đồng, bạn học cũ đến thăm. Nhạc sĩ đã tặng 3 đĩa CD ca khúc về Đà Lạt cho đoàn. Tiếc là chưa có không gian phù hợp để đoàn được nghe giọng ca và tiếng đàn từ chính nhạc sĩ sáng tác. Hẹn có dịp tao ngộ vậy.
Nhạc sĩ Đình Nghĩ(phải) và Nguyễn Hữu Hiệp(trái) tại Khách sạn Phố Núi |
Chúng ta hãy dành ít phút nhé, cùng lắng nghe ca khúc của nhạc sĩ Đình Nghĩ, người hiện nay được mệnh danh là hồn nhạc của thành phố sương mù.
RU TÌNH ĐÀ LẠT
Sáng tác:ĐÌNH NGHĨ
Ca sĩ: NGUYÊN THẢO
Ta đưa nhau đi trong chiều mưa lá thu nhẹ rơi
Nghe trên cao xôn xao tiếng chim phương trời bình yên
Hương hoa thơm đâu đây nồng say nắng chiều mờ xa
Nghiêng đôi vai thơ ngây tóc mây bồng bềnh nỗi nhớ
Đà Lạt chiều mùa Thu
Ta phiêu du giữa đất trời ngàn thông
Ta lênh đênh núi đồi huyền thọai
Lời của gió tan nhòa vào mây
Lời cỏ cây ru tình phiêu lãng.
Đà Lạt chiều mùa Đông
Ta chơi vơi giữa đất trời mộng mơ
Ta ngu ngơ qua miền cỏ dại
Rừng vẫn hát trôi vào ngàn năm
Lời ngàn năm ru tình đêm vắng.
Đà Lạt những chiều buồn mưa phố
Rơi thầm từng hạt từng hạt giăng lối ta về
Đà Lạt những chiều buồn vô cớ
Ru đời nhẹ nhàng nhẹ nhàng dâng lối ta về.
Bạn click link để nghe nhạc:
Trái tim Bất tử chùm hoa kết
Đem bán đau lòng rừng Ái Ân!
Đem bán đau lòng rừng Ái Ân!
Đà Lạt nhiều cảnh thi vị, trữ tình. ngay cả tên thắng cảnh mới nghe đã bịn rịn: Hô Than Thở, Rừng Ái Ân, Thung Lũng Tình Yêu...Những loài hoa làm chạnh lòng du khách: Mimosa từ đâu em tới...Ai lên xứ hoa đào, dừng chân...
Mỗi bạn có cảm xúc riêng của mình về Đà Lạt, là mây trắng lững lờ huyền ảo, là không son, nhưng má vẫn hồng, là rau tươi bát ngát...
Vòng quanh chợ Đà Lạt, bạn thấy, phía ngoài, trước mặt chính của chợ vẫn là hoa, những gian hàng bán đủ loại hoa Đà Lạt chính hiệu! Nhiều khách phương xa mua từng nhánh, chậu nhỏ đem về...
Đến Đà Lạt, phải dừng đôi chút trước gian hàng hoa Bất tử (Cúc Bất tuyệt). Có lẽ, hoa này duy nhất trồng ở Đà Lạt. Nếu tỉnh nào có chắc là từ Đà Lạt mang về. Gọi là hoa Bất tử vì hoa tươi rất lâu sau khi hái, hoa dù đã chết thực thụ mà màu sắc vẫn còn nguyên. Chính vì vậy, hoa được kết thành hình trái tim, trai gái yêu nhau mua tặng để thổ lộ tâm tình. Ngày Valentin, người tây phương tặng những cánh thiệp hồng và kẹo sôcôla. Nghĩ mình tặng hoa Bất tử cũng là một sự thể hiện lãng mạn và rất riêng VN.
Hoa Bất tử kết thành hình trái tim bày bán tại chợ Đà Lạt Biết vậy mà sao vẫn man mác:
MỘT THOÁNG
HỒ THAN THỞ
Ngàn thông thẳng tắp dọc sườn đồi
Mây trắng lưng chừng thỉnh thoảng trôi
Róc rách dòng nước trong veo lạ
Thật là Đà Lạt mộng mơ ơi!
Ai xui ta đến Hồ Than Thở
Một thoáng dừng chân, mấy thoáng buồn
Sương lạnh lang thang bên mộ đó
Cuộc tình ngấn lệ cả đồi thông
Khách dạo vườn hoa có dịu lòng?
Bạn về phố chợ mấy bâng khuâng?
Trái tim Bất tử chùm hoa kết
Đem bán đau lòng rừng Ái Ân!
Nguyễn Hữu Hiệp
Ngọc Mai và Viễn Thông tại Đồi Mộng Mơ |
CHUYẾN THAM QUAN ĐÀ LẠT(Ngày thứ nhì)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)